Cách lấy tổ yến như thế nào tốt nhất?

MARKETING
Tháng 6 27, 2022
Đoạn code tin nhắn Opt-in:
Chia sẻ

Lấy tổ yến đòi hỏi người thợ phải dày dặn kinh nghiệm và tỉ mỉ trong từng công đoạn để thu hoạch những thành quả chất lượng nhất. Đây là công việc rất nguy hiểm và cần có thời điểm thích hợp để khai thác yến. Vậy cách lấy tổ yến như thế nào đúng nhất? Hãy cùng Yến sào Yến Loan tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

Cách lấy tổ yến như thế nào đúng nhất?

Nên khai thác tổ yến vào thời điểm nào?  

Khai thác tổ yến đúng thời điểm là một việc rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng yến. Vậy nên khai thác tổ yến vào thời điểm nào? Tùy từng loại tổ yến mà khai thác vào thời điểm khác nhau. Cụ thể:

Với tổ yến nhà

  • Khai thác trước thời gian chim yến đẻ: Đây là giai đoạn tổ yến sạch sẽ nhất, ít lông và ít tạp chất nhất nên sơ chế, xử lý tổ yến không mất nhiều thời gian, từ đó giá tổ yến được giảm đi.  

  • Khai thác khi chim yến đẻ được 2 trứng: Thời điểm này tổ yến đã hoàn thiện, cấu trúc hoàn hảo, trọng lượng nặng, chất lượng cao. Tuy nhiên, lấy tổ yến vào lúc này sẽ khiến trứng mất tổ và chim yến non không nở được.

  • Khai thác khi chim non đã trưởng thành: Đây là thời điểm phù hợp nhất lấy tổ yến, chim đã trưởng thành có thể tự đi kiếm ăn. Tuy nhiên, tổ yến lúc này nhiều lông, mất nhiều thời gian để xử lý tạp chất hơn.  

Với tổ yến đảo 

Cách lấy tổ yến như thế nào vào các giai đoạn trong năm? Thời điểm khai thác yến đảo phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí hậu, đặc điểm của loài chim yến. Thông thường, thời điểm khai thác hợp lý nhất là vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Bởi đây là giai đoạn chim yến đã đẻ trứng, chim non trưởng thanh bay đi.

Chu trình sinh trưởng và phát triển của chim yến 

Thời gian khai thác tổ yến phù hợp nhất đó là:

  • Yến nhà: Khai thác tổ yến từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều là phù hợp nhất.

  • Yến đảo: Khai thác tổ yến vào buổi sáng, bởi đây là khoảng thời gian chim yến bay đi kiếm ăn, và thời tiết thuận lợi.

Mỗi năm khai thác tổ yến mấy lần là hợp lý?

Khi vào mùa làm tổ, mỗi đôi chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp (luôn được cố định trong nhiều năm) và cùng nhau xây dựng tổ. Đối với chim mới trưởng thành, chim đực làm tổ trước và kêu gọi chim mái về làm tổ chung; việc tìm kiếm bạn tình có thể nhanh hay chậm. Đối với những cặp đã trải qua sinh sản rồi thì việc làm tổ là nhiệm vụ của cả hai.

Chim yến làm tổ bằng nước bọt của chúng được tiết ra từ hai tuyến nước bọt ở dưới lưỡi hai bên má. Vào thời kỳ sinh sản thì tuyến nước bọt phát triển mạnh, phình to ra ở hai bên má. Khi làm tổ, cơ hàm ép vào tuyến nước bọt làm nước bọt được tiết ra, chúng dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt qua, quẹt lại trên thanh làm tổ. Nước bọt tiếp xúc không khí sẽ khô ngay sau khoảng 2-3 giờ. Dần dần (qua nhiều ngày) một cái lưỡi tổ được hình thành và chim yến đeo lên cái lưỡi tổ này hàng đêm để tiếp tục xây tổ cho đến khi tổ hoàn chỉnh để có thể chứa quả trứng của chúng.

Trung bình, một cặp chim yến sẽ sinh nở và nuôi dưỡng khoảng từ hai đến ba lần trong 1 năm. Cụ thể của chu kỳ từ làm tổ, sinh sản, ấp trứng, nuôi chim con được tóm tắt như sau:

1. Làm tổ       : 30 – 32 ngày (4 tuần)

2. Đẻ trứng    : 8 – 14 ngày (1 – 2 tuần)

3. Ấp              : 22 – 28 ngày (3 – 4 tuần)

4. Nuôi con    : 47 – 51 ngày (6 – 7 tuần)

5. Nghỉ ngơi   : 7 ngày

6. Làm tổ lại   : 30 – 32 ngày (4 tuần)

  • Yến nhà: 1 năm có thể khai thác 3-4 lần khi đàn yến đã ổn định. Chu kỳ sinh sản và tăng trưởng của chim yến là từ 3-4 tháng.

  • Yến đảo: Cũng tương tự yến nhà, 1 năm có thể lấy tổ yến từ 3-4 lần. 

Ưu điểm khi lấy tổ yến 4 lần trong 1 năm là thời gian khai thác được rút ngắn, người thợ sẽ lấy được tổ yến có chất lượng tốt và sản lượng tổ yến trong năm sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không thể bảo quản và duy trì tốt đàn yến.

Bất kỳ chủ nhà yến nào đều ước muốn khai thác được nhiều tổ yến nhất để gia tăng thu nhập cho gia đình, từ đó làm giàu cho bản thân và gia đình. tuy nhiên không phải vì kinh tế mà chúng ta khai thác tổ yến một cách vô tội vạ không có kỹ thuật làm ảnh hưởng đến nguồn thu ở những lần tiếp theo. Việc thu hoạch tổ yến chỉ thực hiện khi chim yến non đã ra ràng và rời khỏi tổ, những tổ yến đang có trứng hoặc chim non thì tuyệt đối không khai thác. Các tháng mà các chủ nhà yến nên quan tâm để khai thác tổ là tháng 3, 4, 8, 9, 11 và tháng 12. 

Nên khai thác tổ yến vào thời điểm nào?

Cách lấy tổ yến như thế nào đúng nhất?

Theo kinh nghiệm khai thác yến của Yến sào Yến Loan, tùy theo từng loại tổ yến mà có cách lấy tổ yến khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với yến đảo (yến làm tổ trong các hang động)

Với yến đảo, cách lấy tổ yến như thế nào? Yến đảo thường làm tổ ở các hang động, vách đá dựng đứng hiểm trở, nên người thu hoạch tổ yến đảo cũng cần có kỹ năng, kinh nghiệm, sự dũng cảm và dẻo dai. 

yến làm tổ trong các hang động

Công cụ dùng để lấy tổ yến đảo chỉ bao gồm thang tre, dây thừng và sao chĩa. Quá trình lấy tổ yến đảo cũng cực kỳ gian nan, cụ thể: 

  • Người khai thác phải tiến hành lắp dựng các thang tre chắc chắn. 

  • Tiến hành đứng lên các thang để lấy tổ yến. 

Thông thường, khi lấy tổ yến đảo, người thợ sẽ hái hết cả những tổ yến có trứng, hay còn gọi là khai thác trắng để bù lại công sức bỏ ra cho mỗi chuyến đi. Do đó việc khai thác này không mang tính nhân văn cũng như không giúp bảo tồn loài chim yến hoang dã.

Đối với yến nhà (gọi nôm na là yến nuôi)

Yến nhà sẽ làm tổ trong những ngôi nhà, trên các thanh gỗ đã được xây & lắp đặt sẵn nên việc lấy tổ yến sẽ đơn giản hơn. Trước khi lấy tổ yến nhà, thông thường người thợ cần điều chỉnh tăng thời gian phun sương để tăng độ ẩm trong nhà yến, giúp cho tổ yến mềm hơn để khi lấy dễ dàng hơn.

Khai thác tổ yến nhà đơn giản hơn khai thác tổ yến đảo

Nghề khai thác yến yêu cầu những gì?

Nghề khai thác yến đòi những người thợ phải luôn chú ý những yêu cầu sau:

  • Nên tránh khai thác tổ yến vào thời điểm chim yến nghỉ ngơi (trời mưa hay âm u, vào buổi chiều sau 15h), vì lúc đó sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chim yến.  

  • Phải tuân thủ các quy tắc khai thác, đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn và phát triển loài chim yến.

  • Trong quá trình khai thác, nên kiểm tra lại tổ yến; loại bỏ những yếu tố gây nguy hại đến chim yến (tiêu diệt những loài thiên địch phá hoại tổ, ăn trứng, ăn chim con như: kiến, gián, thằn lằn, rắn, mạt…)

  • Cần tuân thủ đúng các quy tắc trong việc dẫn dụ và khai thác tổ yến, chỉ lấy tổ yến đạt chuẩn khi chim non đã trưởng thành và bay đi.

  • Để tránh tổ yến bị gãy trong quá trình thu hoạch thì nên phun sương tạo độ ẩm rồi dùng dao lấy tổ chuyên dụng kiểm tra (xem có còn trứng bên trong tổ không?) gồi mới sủi nhẹ tổ yến ra khỏi thanh tổ.

  • Cần phân bổ đều thời gian lấy tổ yến để tránh kinh động đến chim yến và có thể giúp chim yến cảm thấy an toàn và trở lại tổ yến.

Những người lấy tổ yến phải có kinh nghiệm và chuyên môn, điều này là yêu cầu cơ bản. Một người khai thác tổ yến chuyên nghiệp sẽ giúp cho yến khai thác được đạt chuẩn. Theo đó, đảm bảo yến tự nhiên luôn sống và phát triển tốt, góp phần bảo tồn loài chim hoang dã quí và hạn chế tình trạng yến không sinh nở, khan hiếm yến. 

Nghề khai thác yến yêu cầu những gì?

Trên đây là cách lấy tổ yến như thế nào đúng nhất cùng những lưu ý khi khai thác yến. Hy vọng những thông tin mà Yến sào Yến Loan chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nghề nuôi yến và khai thác yến. Mọi thông tin cần tư vấn, vui lòng liên hệ ngay đến hotline: 0919.392.959 - Ms Mai Loan để được hỗ trợ tận tình 24/7. Yến sào Yến Loan - vì sức khỏe vàng của gia đình bạn!


 


 


Cũ hơn Bài viết tiếp theo