Ngày thương binh liệt sĩ 27-7 có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với Việt Nam

Yến Loan
Tháng 7 14, 2022
Đoạn code tin nhắn Opt-in:
Chia sẻ

"Dù ai đi Đông về Tây

27 tháng 7 nhớ ngày thương binh

Dù ai lên thác xuống ghềnh

27 tháng 7 thương binh nhớ ngày"

Ngày Thương binh liệt sĩ (Day of Invalids and Martyrs) là một ngày lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 27/07 (27-7), nhằm tưởng nhớ công ơn to lớn của những anh hùng liệt sĩ, những thương binh, cựu chiến binh trong những cuộc chiến tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ Quốc. Đồng thời, Ngày Thương binh liệt sĩ (27-7) còn là dịp để mọi người nhìn lại cội nguồn, để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta. Thông qua bài viết “Ngày thương binh liệt sĩ 27-7 có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với Việt Nam”, Yến sào Yến Loan hi vọng có thể mang đến cho quý đọc một góc nhìn mới mẻ hơn về Ngày thương binh liệt sĩ 27-7.

ngay-thuong-binh-liet-si-27-7

1. Giá trị lịch sử Ngày Thương binh liệt sĩ 27-7

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tuy nhiên, do chính quyền cách mạng còn non trẻ nên thực dân Pháp đã âm mưu trở lại xâm lược nước ta. 

Thực dân Pháp đã vào thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ và âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn nền độc lập cho đất nước, toàn quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng ở những nơi có thực dân Pháp chiếm đóng. Nhiều chiến sĩ, đồng bào ta đã bị thương và vĩnh viễn nằm lại chiến trường.

Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều gia đình mất đi cả chồng và các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ hưởng hạnh phúc vỏn vẹn trong một ngày. Để góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, chính quyền Việt Nam đã xúc tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn. 

ngay-thuong-binh-liet-si-27-7-3

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau đổi tên là Hội giúp binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, Hà Nội và nhiều nơi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mời làm Hội trưởng danh dự của Hội giúp binh sĩ tử nạn.  

Chiều ngày 28/5/1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới dự. Chiều ngày 11/7/1946, tại nhà hát này đã có một buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ. 

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19/12/1946, số người bị thương và hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ và đồng bào ta gặp muôn vàn khó khăn. Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan đến công tác Thương binh Liệt sĩ nhằm đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. 

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ - Thái Nguyên. Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác Thương binh Liệt sĩ.

Sau khi xem xét, Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc. Đây được coi là cuộc mít tinh quan trọng với 2000 người tham gia tại Thái Nguyên. Tại đây, Ban tổ chức đã trịnh trọng đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch. Hàng năm vào dịp này, Người cũng đều có thư và quà để gửi đến các anh em thương binh và gia đình liệt sỹ.

ngay-thuong-binh-liet-si-27-7

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm và giải quyết những vấn đề chiến sĩ, gia đình liệt sĩ cũng như công tác thương binh. Từ năm 1955, ngày 27/7 ngày Thương binh được đổi thành ngày Thương binh liệt sĩ.

2. Ý nghĩa ngày Thương binh liệt sĩ 27-7

Ngày Thương binh liệt sĩ phản ánh sự đánh giá của Đảng, Nhà nước và những người có gia đình hy sinh vì Tổ quốc.

Qua đó nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bản lĩnh cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn và lãnh đạo. Ngày thương binh liệt sĩ với mong muốn nâng cao ý thức, trách nhiệm và lòng biết ơn. Thông qua đó cổ vũ, phát huy truyền thống cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước.

Công tác thương binh, liệt sĩ và chính sách đối với người có công với cách mạng là thể hiện tính ưu việt, thực chất của Đảng và Nhà nước ta. Tạo điều kiện củng cố niềm tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước.

Góp phần tăng thêm tiềm lực cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, ở cơ sở giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần chống lại các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, bôi nhọ quá khứ hào hùng của dân tộc.

Khi mang ý nghĩa nhân văn, Ngày Thương binh liệt sĩ nâng cao ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc.

ngay-thuong-binh-liet-si-27-7-4

3. Ngày thương binh liệt sĩ 27 - 7: Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc dành cho những anh hùng, liệt sĩ có công với đất nước

Ở Việt Nam đã diễn ra nhiều hoạt động long trọng để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc dành cho những anh hùng, liệt sĩ có công với đất nước. Trong Ngày Thương binh liệt sĩ 27-7 này các nhà chức trách Việt Nam từ trung ương đến địa phương đến thăm, tặng quà cho các gia đình thuộc diện chính sách. Đi thăm viếng, quét dọn, trang hoàng các phần mộ và thắp hương cho các cựu chiến binh tại các nghĩa trang. Trong phần lớn lịch sử thời chiến của Việt Nam, có rất nhiều chiến sĩ đã ngã xuống mà không có thông tin cá nhân nào được biết về họ, vì vậy sau này các tượng đài liệt sĩ vô danh được xây dựng ở nhiều địa điểm khác nhau để tưởng nhớ họ.

Trao quà sức khỏe - San sẻ yêu thương

Yến sào Yến Loan tin rằng, ngoài việc tặng những món quà mang giá trị vật chất và tinh thần cho các cựu thương binh như tiền, gạo, mắm, muối, rau, dưa… thì những món quà sức khỏe như tổ yến sào của Yến Loan sẽ vô cùng thiết thực và phù hợp với các cựu thương binh cao tuổi, có sức khỏe yếu cần phải được chăm sóc đặc biệt hay cần bổ sung thêm những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

qua-tang-ngay-thuong-binh-liet-si-27-7

Yến sào cung cấp hàm lượng protein từ 45-55% (Với yến sào Yến Loan thì hàm lượng protein luôn đạt >55%, tính theo đơn vị 100gr yến khô thành phẩm); Trong đó có chứa 18 loại axit amin thiết yếu, gồm đầy đủ 09 loại mà cơ thể không tự tổng hợp được cần phải bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài; Cùng với hơn 30 các carbohydrates cũng như các nguyên tố khoáng đa vi lượng khác nhau, rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể chúng ta. 

Với người cao tuổi, thông qua các dưỡng chất axit amin, vitamin và khoáng chất. Từ ngàn xưa đến nay, yến sào luôn được coi là “thần dược” giúp cải thiện sức khỏe với nhiều công dụng hỗ trợ như sau:

  • Yến cho người lớn tuổi, giúp tăng cường đề kháng, ăn ngon, hấp thụ tốt và nhanh hơn, duy trì cơ thể khỏe mạnh chống lại bệnh tật tuổi già.

  • Với những người cao tuổi suy giảm sức khỏe sau những cuộc phẫu thuật, dùng yến sào có thể hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.

  • Đặc biệt, yến sào còn cải thiện chức năng gan thận và hệ thống bài tiết cho người già hoạt động tốt hơn.

  • Sử dụng yến sào đúng cách, giúp ông bà cao tuổi được ổn định đường huyết, nhịp tim. Giảm các bệnh về hô hấp, cảm cúm thông thường.

  • Ngoài ra, khi được sử dụng sản phẩm tổ yến sào đều đặn sẽ giúp người cao tuổi có sức sống tươi trẻ, cải thiện làn da, đẹp lão hơn.

  • Sản phẩm còn giúp người già, chống lão hóa và hỗ trợ trí nhớ tốt hơn, giúp họ sống vui sống khỏe tận hưởng được những khoảnh khắc hạnh phúc bên người thân.

qua-tang-ngay-thuong-binh-liet-si-27-7

Xem thêm về sản phẩm yến sào dành cho người cao tuổi của Yến Loan tại: https://yensaotayninh.vn/collections/cham-soc-ong-ba

Tổng kết

Mong rằng, với những gợi ý này của YẾN SÀO YẾN LOAN sẽ có thể giúp bạn hiểu hơn Ngày thương binh liệt sĩ 27-7 có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với Việt Nam. Cũng như khơi dậy truyền thống “Nhớ về nguồn cội” đền ơn đáp nghĩa, lòng biết ơn của mọi người với những người anh hùng trong cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập tổ quốc!

THÔNG TIN THAM KHẢO CỦA YẾN SÀO YẾN LOAN:

Tên: Công ty TNHH Loan Phát Huy

Địa chỉ: 116B Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Tp. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

1253 CMT8, Ninh Phước, Ninh Thạnh, Tp. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Phone: 0919 392959 / 0933 481248

Zalo OA: Yến sào cao cấp Yến Loan - Tây Ninh

Web: https://yensaotayninh.vn hoặc https://yensaoyenloan.com

Fanpage: https://facebook.com/yensaocaocaptayninh/

Vị trí: google map

 


Cũ hơn Bài viết tiếp theo