Bệnh tiểu đường ăn yến được không? - Yến sào Yến Loan

LÝ ĐÀM MAI LOAN
Tháng 7 03, 2021
Đoạn code tin nhắn Opt-in:
Chia sẻ

Ngày nay, có không ít người mắc bệnh tiểu đường và cần một chế độ ăn uống kiêng khá khắt khe. Đồng thời, người bệnh cũng cần hấp thu những thực phẩm có dưỡng chất cao. Vậy người bị bệnh tiểu đường ăn yến được không và cách chế biến như thế nào cho phù hợp? Hãy cùng Yến sào Yến Loan giải đáp ngay sau đây.

Bệnh tiểu đường ăn yến được không?

Bệnh tiểu đường ăn yến được không?  

Như chúng ta đã biết, từ hàng ngàn năm nay, tổ yến sào là thực phẩm bổ dưỡng bậc nhất, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giá trị cao và rất tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra, trong yến chứa một loạt các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đó chính là các axit amin, các khoáng chất, các nguyên tố đa, vi lượng, chẳng hạn như: canxi, photpho, sắt, natri, protein, vitamin C, vitamin B, vitamin PP, vitamin E, cystein, phenylamin… Các dưỡng chất này giúp cơ thể khỏe mạnh, phục hồi các chức năng nhanh chóng và tăng sức đề kháng. 

Thành phần chính trong yến sào

Thành phần của yến sào:

  • Khoảng 50-55% là protein (chất đạm)

  • 31 nguyên tố vi lượng gồm các khoáng chất: Ca, Fe, Zn, Mn, Mg, Cr, Cu, Se…

  • 18 loại acit amin quan trọng, điển hình như: Leucine (4.56%), Isoleucine (2.04%), Phenylalanine (4.50%), Acid aspartic (4,64%), Threonine (4,74 %), Valine (4,12%), Serin (5,86%)…

Bệnh tiểu đường ăn yến được không? Qua đây, Yến sào Yến Loan có thể khẳng định rằng người bị bệnh tiểu đường ăn được yến mà không phải lo ngại bị tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Bởi tổ yến được hình thành 100% tự nhiên từ nước bọt (nước dãi) của loài chim yến thiên nhiên, trong thành phần dinh dưỡng của tổ yến hoàn toàn không chứa đường. Ngoài ta, tổ yến còn có tác dụng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết giúp cho người bệnh tiểu đường luôn có được một thể trạng tốt nhất và ngăn ngừa xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.

Không chỉ vậy, yến sào còn giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường cho người bệnh một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có chế độ ăn hợp lý mà không ảnh hưởng đến quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe.

Người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng yến theo lời khuyên của bác sĩ

Yến có công dụng gì đối với người bệnh tiểu đường?

Sau khi đã giải đáp về thắc mắc bệnh tiểu đường ăn yến được không? Các bạn cùng Yến Loan xem qua yến có công dụng gì đối với người bệnh tiểu đường? Hãy cùng Yến sào Yến Loan điểm qua một số công dụng tuyệt vời của yến ngay sau đây:

Yến giúp ổn định đường huyết trong cơ thể người bệnh

Trong yến chứa hai dưỡng chất là Leucine (4,56%) và Isoleucine (2,04%), có công dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, điều tiết, trung hòa và giữ cân bằng lượng đường huyết luôn ở mức tiêu chuẩn cho phép. 

Hơn nữa, yến còn sở hữu thành phần axit amin Phenylalanine (4,5%) giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp hemoglobin (có tác dụng vận chuyển Oxy và Glucose nuôi cơ thể) là nhân của hồng cầu, giúp bổ máu. Do đó, ăn tổ yến sào sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết ở mức ổn định. Hỗ trợ điều tiết quá trình đông máu, và tăng cường quá trình vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng trong máu, cải thiện trí nhớ.

Yến giúp ngăn ngừa sự đề kháng insulin của cơ thể:

Theo nghiên cứu được đăng trên trang NCBI (National Center for Biotechnology Information – trung tâm dữ liệu sinh học quốc gia) là trung tâm Y khoa Quốc gia hàng đầu Hoa Kỳ, tổ yến có khả năng phòng ngừa giảm hiện tượng đề kháng insulin – nguồn gốc dẫn đến bệnh tiểu đường, giúp đường đi vào tế bào dễ hơn để tạo năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, yến cũng được công nhận sử dụng như một thực phẩm chức năng để ngăn ngừa tình trạng kháng insulin.

Yến giúp bổ sung các dưỡng chất có lợi cần thiết cho cơ thể

Yến bổ sung một lượng lớn các dưỡng chất cho cơ thể: Protein (50-50%), 18 loại axit amin thiết yếu và 31 khoáng chất bao gồm sắt Fe (27.9%), kẽm Zn (1.88%), đồng Cu (5.87%), canxi, mangan, magie, natri, photpho, vitamin B/ C/ E/ PP…

Yến hỗ trợ giúp người bệnh tiểu đường mau lành vết thương:

Các dưỡng chất như axit amin: Sialic + Tyrosin (8,60%), Proline (5.27%), Aspartic (4,69%), Valin (4,12%) trong tổ yến có công dụng tăng cường sức đề kháng, giảm stress, mệt mỏi và giúp tái tạo mô, cơ giúp mau lành vết thương. Hỗ trợ hồi phục nhanh hơn cho những bệnh nhân bị tổn thương hồng cầu hoặc nhiễm xạ. Đồng thời, yến sào còn giúp làm sạch cơ quan hô hấp và phổi, hạn chế các tình trạng dị ứng, phù nề, tăng cân ở người bệnh.

Yến hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch:  

Đối với những bệnh nhân bị tổn thương hồng cầu hoặc nhiễm xạ thì các chất Proline (5.27%) và Tyrocine (3.38%) có trong yến hỗ trợ hồi phục nhanh hơn. Đồng thời, yến cũng hỗ trợ tăng sức đề kháng cùng hệ miễn dịch ở người bệnh nhằm chống lại các tác động từ bên ngoài như thời tiết, thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường…

Yến có công dụng gì đối với người bệnh tiểu đường?

Cách chế biến món ăn từ yến cho người bệnh tiểu đường 

Để người bệnh tiểu đường có chế độ dinh dưỡng khoa học, khi chế biến món ăn từ yến cần chú ý các bước chưng nấu cũng như có công thức nấu hợp lý. Dưới đây là cách chế biến món ăn từ yến cho người bệnh tiểu đường:

Chưng yến với táo tàu, hạt sen khô:

Khi chưng yến, người bệnh có thể kết hợp với táo tàu, hạt sen khô để tăng vị ngọt lành, thanh mát mà không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Không chưng quá lâu sẽ làm mất đi các dưỡng chất có trong yến.

Nguyên liệu: 4g tổ yến khô sạch (1-2 tai tổ yến) hoặc 10-15g sợi yến tươi sạch; 4-7 quả táo tàu; 20g hạt sen khô.

Cách thực hiện:

  • Ngâm tổ yến vào thố nước sạch 500ml trong khoảng 20 phút (nếu là yến tươi thì không cần ngâm)

  • Cho thố yến đã đậy nắp vào nồi chưng cách thủy khoảng 20 -30phút.

  • Mở nắp nồi và nắp thố yến ra và cho thêm táo tàu, hạt sen, bật bếp chưng tiếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp để đó thêm khoảng 15 phút.

  • Cuối cùng là múc yến vừa chưng xong ra bát (chén nhỏ vừa đủ) và thưởng thức.

Vì yến sào không chứa đường nên khá nhạt, vị ngọt thanh có trong táo tàu và vị bùi của hạt sen sẽ khiến cho món ăn trở nên ngon lành, hấp dẫn hơn rất nhiều đồng thời vẫn đảm bảo được sức khỏe cho người dùng.

Chưng yến với táo tàu, hạt sen khô

Nấu cháo tổ yến:

Nguyên liệu: 4g tổ yến sạch hoặc 10g tổ yến tươi sạch (1-2 tai tổ yến), nửa bát gạo mầm (hoặc gạo lứt sẽ tốt hơn), 20g thịt băm, hành và các loại gia vị vừa đủ (cho 1 người ăn 2-3 lần trong ngày).

Cách thực hiện: Sử dụng tổ Yến đã làm sạch lông, nếu là yến đã sấy khô thì ta đem ngâm trong thố nước sạch (500ml) trong khoảng 20 phút rồi chưng yến cách thủy trong thời gian 20-30 phút. Gạo ngâm nước sạch 40 phút rồi đem nấu cháo cho nở đều, thêm thịt băm và gia vị vừa đủ. Nếu ăn ngay thì ta múc cháo ra tô, đồng thời cũng múc yến đã chưng chín bỏ vào trong tô và trộn đều rồi dùng ngay khi còn nóng. Phần còn lại ta bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi bữa ăn, ta múc cháo ra 1 tô vừa khẩu phần ăn của mình, cho vào nồi nhỏ hâm nóng lên rồi múc thêm 1 chén yến nhỏ (từ thố yến đã chưng) bỏ vào nồi trộn đều trong vòng 5 phút rồi múc lại ra tô, rắc thêm ít hành lá cho dậy mùi và ăn ngay khi nóng.

Cách chế biến món ăn từ yến cho người bệnh tiểu đường

Lưu ý, đối với các món ăn chế biến từ yến cho người bệnh tiểu đường nên nêm nếm nhạt, không bỏ đường. Các sản phẩm yến chưng hũ bán trên thị trường cũng nên mua loại không đường và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Những chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề “Bệnh tiểu đường ăn yến được không? Cách chế biến như thế nào?”. Hy vọng các bạn hiểu được công dụng của yến đối với người bệnh tiểu đường. 

Nếu các bạn không có thời gian hay điều kiện để tự vào bếp chế biến thì YẾN SÀO YẾN LOAN đã có dòng sản phẩm tổ yến chưng sẵn tiệt trùng với đường cỏ ngọt, đựng trong hũ thủy tinh 70ml, mỗi hũ có 07g tổ yến, phù hợp cho người ăn kiêng hay bị bệnh tiểu đường. Mỗi ngày mỗi người sử dụng từ 2-3 hũ vào lúc sáng sớm khi bụng còn đói và trước khi đi ngủ buổi tối. Phù hợp cho mọi người đem theo khi đi làm việc, đi du lịch hay đi thăm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Mọi thông tin cần tư vấn, vui lòng liên hệ hotline: 0919.392.959 - Ms Mai Loan để được hỗ trợ chăm sóc 24/7 hoặc vào trang web: yensaotayninh.vn của YẾN SÀO YẾN LOAN để tham khảo chi tiết hơn về các dòng sản phẩm cũng như kiến thức về yến sào.


 


Cũ hơn Bài viết tiếp theo