KHI NÀO LÀ NÊN HAY KHÔNG NÊN DÙNG NHÂN SÂM TƯƠI ?

YẾN LOAN
Tháng 7 25, 2023
Đoạn code tin nhắn Opt-in:
Chia sẻ

Khi nào là nên hay không nên dùng nhân sâm tươi?

Nhân sâm tươi là loại dược liệu có nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe, thậm chí nó còn được nhiều người quan niệm là 1 loại "thần dược". Từ xa xưa, từ các thầy lang đến các thầy thuốc đông y cũng đã sử dụng nhân sâm trong các bài thuốc hỗ trợ điều tị bệnh và phục hồi sức khỏe hiệu quả. Có thể nói, đây là món quà sức khỏe vô cùng sang trọng và quý giá. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được loại thảo dược này.

Thành phần và công dụng nhân sâm Hàn Quốc

Theo Đông Y, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Y Học Cổ Truyền, đó là: Sâm, Nhung, Quế, Phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.

Sau đây, hãy cùng Yến Loan tìm hiểu kỹ về vấn đề này nhé!

Nhân sâm Hàn Quốc là gì?

Tên gọi và thời gian sinh trưởng

Ngoài tên nhân sâm ra thì khoa học gọi chúng là Panax ginseng C.A.Mey. Còn đối nhân sâm được trồng nhân tạo thì có tên là viên sâm, sơn sâm.

Nhân sâm thuộc nhóm thực vật sống lâu năm, rễ củ, lá kép, mép lá răng cưa mọc vòng, trông rất giống với chân vịt. Nhân sâm 3 năm thì người ta thường bấm ngọn và bắt đầu từ năm thứ 4, thứ 5 trở ra mới bắt đầu để ra hoa và lấy quả. Hoa của nhân sâm sẽ ra vào mùa hạ, theo chùm thẳng đứng, nhỏ như hạt đỗ xanh, màu xanh nhạt. Quả khi chín sẽ có màu đỏ và lúc bấy giờ người ta mới hái để làm giống. 

Nhân sâm trồng nhân tạo được tuyển chọn rất kĩ từ khâu chọn giống đến quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng chặt chẽ, nghiêm ngặt nên sau 3 năm có thể thu hoạch được và chúng có màu vàng nhạt. Tuy nhiên muốn cho củ nhân sâm có chất lượng tốt nhất, vối hàm lượng các dưỡng chất là cao nhất thì tuổi của cây sâm phải đạt đủ 6 năm tuổi. Còn đối với nhân sâm hoãng dã thì chúng sẽ sinh sống ở sâu bên trong rừng, những nơi có khí hậu mát mẻ. Thế nên việc lấy được loại tự nhiên nhiều khi gặp khó khăn bởi vị trí cây mọc khá hiểm nhưng vì các dưỡng chất có trong chúng rất cao nên được nhiều người tìm mua với giá trên trời.

Thành phần hóa dược của nhân sâm:

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu thế giới thì trong nhân sâm Hàn Quốc có chứa:

- Hợp chất cực quan trọng là Saponin triterpen và Saponin dammaran 

- Thêm 7 hợp chất loại polyacetylen

- Có thêm 17 acid béo, trong đó phải kể tới: acid palmitic, oleic linoleic và stearic…..

- Cùng 17 acid amin thiết yếu cho cơ thể

- Có hơn 20 các Ginsenoside (thông thường còn gọi là Saponin)

- 20 nguyên tố vi lượng, đáng kể nhất là: Mangan, Sắt, Kali Co và Se 

- Daucosterol, Peptide, Glucid

 Đây đều là các thành phần, dưỡng chất quý hiếm cần thiết trong việc hỗ trợ, điều trị, nâng cao sức khỏe cho mọi người.

Công dụng của sâm tươi Hàn Quốc

Củ sâm tươi Hàn Quốc

  • Chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư: Phần thân và lá của sâm tươi Hàn Quốc chứa khoảng 16.9% saponin Rh1 có tác dụng trong việc hỗ trợ chống ung thư. Đây là loại chất mà không tìm thấy trong hồng sâm. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, thì chất Ginsenosides có trong nhân sâm tươi có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự phát bệnh ung thư vú.
  • Phòng ngừa các tai biến tim mạch: Trong nhân sâm tươi Hàn Quốc có chứa chất Ginsenoside-Rg2, đây là một chất có tác dụng kích thích sự hoạt động của các tế bào sản sinh các cholesterol rất tốt, ngăn sự kết dính tiểu cầu, đồng thời giảm cholesterol xấu, điều hòa lượng đường trong máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Trẻ hóa và làm đẹp da: Trong nhân sâm tươi Hàn Quốc có chứa Ginsenoside-F1, F2, F5 là những chất có tác dụng làm giảm sự phá hủy của lớp sừng trên da do ánh nắng mặt trời, làm trắng da. Bên cạnh đó sâm tươi saponin có tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Một số Saponin có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Khoa học đã chứng minh tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch của các ginsenoside có trong các loại nhân sâm.
  • Ổn định tinh thần, tăng cường trí nhớ: Thành phần các Saponin có trong nhân sâm Hàn Quốc có tác dụng tăng tuần hoàn máu, tăng tưới máu não. Vì vậy có tác dụng trong các trường hợp phòng ngừa bệnh mất trí nhớ ở người già, tăng cường trí nhớ cho học sinh sinh viên, người đi làm
  • Cải thiện sinh lí nam giới: Theo kết quả nghiên cứu của khoa tiết niệu, bệnh viện y học Hàn Quốc, các bệnh nhân liệt dương, sau khi sử dụng nhân sâm tươi trong vòng 4 tháng thì khả năng cương cứng tăng 135%, độ hài lòng sau khi quan hệ tình dục tăng 132%.

Sử dụng nhân sâm tươi có tác dụng phụ không?

Nhân sâm tươi mặc dù là món quà biếu tặng quý giá và sang trọng những loại dược liệu này cũng có một vài tác dụng phụ. Chống chỉ định cho một số đối tượng và cần một vài điểm lưu ý khi sử dụng sâm tươi.

1. Hạ đường huyết

Hoạt chất Saponin có trong sâm có tác dụng hạ đường huyết trong máu, làm ổn định đường huyết. Nhưng nếu dùng quá liều hoặc bệnh nhân tiểu đường uống sâm cùng hoặc gần với thời gian uống thuốc hạ đường huyết sẽ làm lượng đường trong máu giảm sâu, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tác động nhất thời có thể gây ra choáng váng, hoa mắt, chóng mặt và ngất.

Triệu chứng biểu hiện cơ thể bị hạ đường huyết

2. Gây mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn

Nhân sâm có công dụng kích thích tuyến thượng thận, gây hưng phấn thần kinh, sẽ có công dụng làm cho đầu óc tỉnh táo hơn, nhưng chính vì vậy không nên dùng cho người thường xuyên bị mất ngủ, người già khó ngủ. Do vậy ta không nên dùng nhân sâm vào buổi chiều tối (trước thời gian đi ngủ khoảng 4-5h) vì đầu óc sẽ tỉnh táo, gây trằn trọc, khó ngủ.

Ngoài ra, trên một số người dùng có có một số biểu hiện nhức đầu, buồn nôn do tác dụng phụ của nhân sâm. Với những trường hợp này, cần dùng từ từ để theo dõi tình hình, nếu tình trạng chuyển biến trầm trọng hơn thì nên ngừng hẳn và nên đi tư vấn bác sĩ.

3. Ảnh hưởng đến huyết áp

Nhân sâm tươi tuy có tính hàn nhưng vừa có tác dụng giảm huyết áp mạnh lại có tác dụng là tăng huyết áp, tùy theo liều lượng sử dụng. Nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hoả, chính vì vậy, những người bị mắc bệnh huyết áp, đặc biệt là huyết áp cao không khuyên dùng nhân sâm tươi.

4. Ức chế đông máu

Nhân sâm gây ức chế đông máu vì nó hoạt động như chất làm loãng máu hoặc chất chống đông. Nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu. Nên tránh dùng nhân sâm với những người bị chảy máu cam, phụ nữ trong thời gian có kinh hay người bệnh trước khi phẫu thuật. Những người gặp vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng nhân sâm.

5. Người bị tâm thần phân liệt.

Liều cao nhân sâm có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Sử dụng nhân sâm với thuốc chống loạn thần có thể làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.

Ngoài ra, nếu như bạn bị dị ứng với sâm tươi thì bạn còn mắc phải một số triệu chứng khác như đau tức ngực, khó thở, phát ban,... thậm chị còn có thể dẫn đến tử vong.

Các trường hợp không nên dùng nhân sâm tươi

Nhân sâm mặc dù là thực phẩm chức năng bồi bổ sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp loại dược liệu này có thể gây hại đến sức khỏe, như trong các trường hợp sau đây:

  • Người khỏe mạnh không nên dùng nhân sâm tươi: 

Những người khỏe mạnh bình thường có độ tuổi dưới 40 thì không nên dùng nhân sâm tươi. Trong một số trường hợp, có thể ngâm rượu nhân sâm tươi uống để tăng cường sinh lý, đặc biệt là ở đàn ông độ tuổi ngoài 40.

  • Không dùng cho bệnh nhân lao, phổi, hen suyễn: 

Những người bị bệnh gan mật cấp tính, giãn phế quản, bị lao, ho ra máu cũng không nên dùng nhân sâm tươi vì có thể làm bệnh tình trầm trọng thêm.

  • Không nên cho trẻ dưới 14 tuổi dùng sâm tươi:

Trước hết là vì hệ miễn dịch và đề kháng của trẻ vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Thêm một điều nữa là nhân sâm tươi kích thích phát triển sinh dục sẽ có thể gây ra hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ. Nếu con bạn gặp phải một số vấn đề về sức khỏe và bạn có ý định dùng sâm thì tốt nhất bạn nên dùng loại hồng sâm mà các Công ty đã bào chế sẵn, chuyên dành cho trẻ em từ 2-5 tuổi https://yensaotayninh.vn/collections/hong-sam-daedong/products/hong-sam-baby-2-5-year-20ml-30-goi-daedong hay từ 6-13 tuổi https://yensaotayninh.vn/collections/hong-sam-daedong/products/hong-sam-baby-junior-6-13-year-20ml-30-goi-daedongsẽ an toàn hơn nhiều. Còn đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì tuyệt đối không nên cho con dùng nhân sâm tươi.

  • Người bị thường phong, cảm mạo, phát sốt, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài, viêm loét dạ dày cấp tính, xuất huyết... 

Hoàn toàn không nên dùng nhân sâm tươi vì ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài và làm nặng bệnh tình. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

  • Phụ nữ mang thai 

Cũng không nên dùng nhân sâm tươi, sẽ ảnh hưởng gây khó sinh, dị tật cho thai nhi.

Vậy, nên sử dụng nhân sâm tươi sao cho đúng cách:

Trên thực tế, nhân sâm tươi dùng để bồi bổ sức khỏe và tăng cường chức năng trong cơ thể. Tuy nhiên cần phải sử dụng cho đúng người và đúng cách. Sau đây là một vài lời khuyên sẽ giúp mọi người sử dụng nhân sâm tươi hiệu quả:

Cách dùng Nhân sâm củ tươi Hàn Quốc

  • Nhân sâm tươi thường được dùng để hãm trà, sắc nước uống hoặc ngâm mật ong, ngâm rượu hầm canh uống để tăng cường sức khỏe
  • Với người cao tuổi, nên dùng nhân sâm củ tươi thái lát để hãm trà, ngâm mật ong hoặc hầm canh. Với người ốm bệnh thì tiềm với gà, nấu cháo sâm với thịt heo băm là tốt nhất.
  • Đối với đàn ông bị yếu sinh lý, nên ngâm sâm tươi với rượu trong khoảng 6 tháng, sau đó lấy uống hàng ngày, mỗi ngày 1 chén nhỏ 30 ml để tăng cường sinh lực.
  • Mỗi ngày mỗi người chỉ nên sử dụng khoảng 5g-10g nhân sâm tươi, không nên quá lạm dụng mà gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Nên dùng nhân sâm tươi trước khi ăn từ 15-30 phút hoặc dùng chung trong các món ăn chế biến dạng hầm, chưng như cháo, tiềm, súp ...
  • Dùng vào buổi sáng và buổi trưa, tránh dùng buổi chiều và tối vì sẽ gây ra tình trạng mất ngủ.

Gà tiềm nhân sâm củ tươi Hàn Quốc

Những ai tạm thời không nên dùng nhân sâm tươi?

1. Người bị thường phong cảm mạo, phát sốt:

Khi bị cảm mạo, bất kể là do cảm nhiễm virus hay nhiễm vi khuẩn gây nên, đều có biểu trưng ngoại cảm.

Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Cho nên người cần phải uống dài ngày nhân sâm thì trong thời gian bị cảm mạo cần phải tạm thời ngừng không uống.

2. Người bị bệnh gan mật cấp tính:

Các bệnh viêm gan truyền nhiễm cấp tính, sỏi mật, viêm túi mật cấp tính, có triệu chứng đau sườn, đau bụng, hoàng đản, phát sốt thì đều là do gan mật bị thấp nhiệt tăng chứa còn trở ngại, khí không lưu thông thanh thoát được.

Tuy nhiên nếu sử dụng nhân sâm tươi thì sẽ làm cho bệnh có chiều hướng nặng hơn bởi vì nhân sâm sẽ lại trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết.

3. Người bị viêm dạ dày và ruột cấp tính, nôn mửa, đau bụng và đi ngoài:

Bệnh này thuốc thấp nhiệt tích trệ. Trị liệu cần tiêu thực đạo trệ, hòa vị thanh trường, trường hợp này không nên dùng nhân sâm, đặc biệt nếu dùng nhân sâm tươi sẽ khiến dạ dày và ruột càng bị lấp nhét thêm, bệnh chỉ có nặng hơn chứ không hề thuyên giảm.

4. Người bị viêm loét bốc dạ dày cấp tính và xuất huyết:

Chứng viêm loét ở dạ dày, dịch vị ra nhiều, dạ dày bị cho giật gây ra bệnh đau dạ dày mà trong Trung y gọi là do khí trệ vị hóa mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung gây xuất huyết. Để chữa trị được bệnh này cần lý khí hòa vị, lương huyết chí huyết.

Nhưng nhân sâm lại có công dụng bổ khí, dùng nhân sâm làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, và điều này hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc trị bệnh và tất nhiên sẽ không có được hiệu quả như mong muốn.

5. Người bị bệnh giãn phế quản, bị lao, ho ra máu:

Khi bệnh cảm nhiễm giãn phế quản, bị lao… thường có ho ra máu, trong đờm có máu, bị ho, có người sốt nhẹ, xuất huyết, biện chứng trong Trung y là âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Trị liệu cần phải tư âm giáng hoả, lương huyết chỉ huyết. Vậy mà nhân sâm có thể làm thương âm động hoả, càng làm hiện tượng nôn ra máu trở nên nặng thêm.

6. Người trẻ hay bị di tinh, xuất tinh sớm:

Có thể nói nhân sâm có tác dụng như một loại sex hormon, nó thúc đẩy kích thích tố tình dục, nâng cao cơ năng sinh dục mà những trường hợp bị di tinh, xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích mạnh về tình dục nên nếu có sử dụng thì nhân sâm cũng sẽ chỉ làm nặng thêm tình trạng bệnh mà thôi.

7. Người cao huyết áp:

Những người này thường bị đầu váng, mắt mờ, mắt đỏ, tai ù, nôn nóng, dễ nổi nóng, mạch huyền, đó là can dương lên cao, can hỏa viêm tấy lên. Muốn trị liệu thì cần phải bình can tiền dương, thanh tiết can hỏa.

Nhiều người nghĩ rằng có thể chữa bằng nhân sâm tươi vì nó mang tính hàn, nhưng lại không biết rằng nếu sử dụng nhân sâm liều nhỏ thì có thể làm tăng huyết áp, dùng liều lớn thì có thể làm hạ huyết áp. Nhưng nói về mặt lâm sàng thì nhân sâm lại làm nặng thêm triệu chứng can dương can hỏa, là liều thuốc khó nắm vững được nên tốt nhất là không nên cho người cao huyết áp dùng nhân sâm tươi. Khi dùng thì nên lựa chọn các dòng sản phẩm nhân sâm Hàn Quốc đã qua chế biến như: Thiên sâm, Hồng sâm hay Hắc sâm và theo liều lượng chỉ định của Nhà sản xuất đã hướng dẫn.

8. Phụ nữ đang mang thai:

Trong trường hợp bình thường, những người mang thai không cần phải uống thuốc gì cả. Nếu uống nhân sâm vào, thành phần của nhân sâm sẽ có thể thông qua tuần hoàn huyết dịch được thai nhi hấp thu một phần, làm tăng thêm thai hoả, rất bất lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh, sẩy thai hoặc thai bị dị tật.

9. Người bị bệnh về hệ thống miễn dịch:

Ban đỏ, mụn nhọt, viêm khớp loại phong thấp, bệnh da cứng là những bệnh tự thân miễn dịch, thường thấy ở những người bị âm hư hỏa vượng, bị ức chế miễn dịch của tế bào và miễn dịch của các chất lỏng trong cơ thể lên cao. Tuy nhân sâm có thể tăng cường miễn dịch, làm cho kháng thể tăng lên nhiều, giúp kích thích kháng hạch kháng thể hoạt động, nhưng điều này lại không thích hợp những bệnh trên.

10. Không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi:

Cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ trong thời kỳ sinh trưởng), âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên sử dụng nhân sâm để làm bổ dương khí của chúng. Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển, đó là điều rất nên tránh đối với trẻ nhỏ để tránh cho tuyến sinh dục sớm trưởng thành trước tuổi.

Trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi lại càng không được dùng nhân sâm, ngay cả tuổi thanh niên khỏe mạnh dưới 40 tuổi và đặc biệt là dưới 30 tuổi thì cũng không nên dùng nhân sâm tươi. Khi cần thì nên theo tư vấn của bác sĩ.

    Tóm lại, nhân sâm tươi tuy là một loại theo dược giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe, nhưng vì tình hàn và dược tính của nó quá mạnh mẽ nên cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh tác dụng phụ. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho mọi người nhiều kiến thức về nhân sâm nói chung và sâm Hàn Quốc nói riêng. Mọi thắc mắc cần được tư vấn về chất lượng cũng như cách sử dụng các sản phẩm Nhân sâm Hàn Quốc hay Yến sào Việt Nam xin hãy liên hệ với Yến Loan để được tư vấn tận tình.

    🍀Yến Sào Yến Loan - Đại Lý Chính Hãng Sâm Daedong Hàn Quốc tại Tây Ninh.

    ✨Yến Sào Yến Loan - Vì Sức Khỏe Vàng Của Gia Đình Bạn !!!

    𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞 / Fanpage:

    https://yensaotayninh.vn/

    https://www.facebook.com/samyentayninh?mibextid=LQQJ4d

    𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0919. 392959 - 0911.392959

    Cửa hàng C.ty : 116B Nguyễn Chí Thanh, P3, Tp. Tây Ninh

    https://goo.gl/maps/7qNG43LjpM9eZMmW7

    #suckhoe #samdaedong #hongsam

    #samyentayninh #yensaoyenloan #nhansamhanquoc

     
     
     
     
     

    Cũ hơn Bài viết tiếp theo